Tổ Tôm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chơi Tổ Tôm Cơ Bản

Người xưa xem tổ tôm như là một trò chơi văn minh, trí tuệ, mà qua đó, ta có thể đánh giá trình độ, tác phong của một người.

Ngày nay, tổ tôm trở nên phổ biến và trở thành game cá cược hot tại các nhà cái lớn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà cái BK8 để hiểu rõ trò chơi này hơn nhé!

Tổ tôm là gì? 

Tổ tôm là một trò chơi dân gian có lịch sử lâu đời và phát triển cho đến ngày nay. Ban đầu, đây vốn là thú vui thanh lịch của tầng lớp trung lưu và thượng lưu, sau được nhân rộng và trở nên phổ biến trong dân gian.

Đánh bài tổ tôm
Tổ tôm là một trò chơi bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã được cải thiện sao cho gần gũi với phong tục lối chơi của người Việt Nam.

Trò chơi này có luật chơi khá khó, nước đi biến hóa khôn lường, nên thường được nam giới và người già yêu thích hơn so với phụ nữ và thanh niên.

Ngày nay, ​​​​​​​​so với Tổ Tôm có phần phức tạp thì bộ bài Tây phương đơn giản, dễ hiểu lại phổ biến hơn nhiều.

Tuy nhiên, khi đã biết cách chơi thì bạn sẽ không thể nào cưỡng được sự hấp dẫn trò chơi này mang lại. Việc chơi tổ tôm đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là bạn có thể thỏa sức chơi và có cơ hội nhận thưởng lớn tại BK8 hàng đầu Châu Á.

Các lá bài trong Tổ Tôm có ý nghĩa gì?

Chức năng của các lá bài Tổ Tôm là gì, phải đọc và xếp như thế nào cho đúng? Đó là những gì mà tân thủ cần phải tìm hiểu để phân biệt khi chơi.

Chức năng của quân bài

Bài Tổ Tôm là một bộ gồm 120 lá, trong đó có 30 chủng loại khác nhau, mỗi loại có 4 lá giống nhau. Tên mỗi quân bài được đặt dựa trên hai phần: số và hoa.

Trong đó:

các quân bài tổ tôm
Việc nhớ các quân bài cần thời gian và phải thường xuyên chơi.
  • Số gồm: nhất, nhị, tam… cửu
  • Hoa là 3 hàng Văn, Vạn, Sách

Khi ghép lại các thành tố trên, ta được 27 loại quân, nhân với 4 lá là tổng 108 quân từ nhất văn, nhị văn,.. đến bát sách, cửu sách

Ngoài ra, 12 lá còn lại là các quân đặc biệt, gồm 3 loại:

  • Ông Lão: minh hoạ là một cụ già chống gậy
  • Thang Thang: người phụ nữ cho con bú
  • Chi Chi: người cầm trên tay 2 quả chùy

Các quân bài này được gọi là hàng nhất và in dấu son đỏ, cùng với các quân bát vạn, bát sách, cửu vạn, cửu sách được gọi là lá bài đỏ.

Lá bài Tổ Tôm được làm bằng giấy bìa cứng, có dạng hình chữ nhật dài, bên trên in hình minh hoạ và viết chữ Nho ở hai đầu.

Hiện nay, chữ Nho không còn thịnh hành nữa, để phân biệt các lá bài, người chơi có thể dựa vào hình minh hoạ hoặc học theo cách của người xưa:

“Vạn vuông(萬) , Văn chéo (文)và Sách thì loằng ngoằng(索)”

Ý nghĩa quân bài tổ tôm
Hàng văn: Nhất văn, nhị văn, tam văn, tứ văn, ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn và cửu văn.
Ý nghĩa quân bài tổ tôm
Hàng vạn: Nhất vạn, nhị vạn, tam vạn, tứ vạn, ngũ vạn, lục vạn, thất vạn, bát vạn, cửu vạn.
Ý nghĩa quân bài tổ tôm
Hàng sách: Nhất sách, nhị sách, tam sách, tứ sách, ngũ sách, lục sách, bát sách, cửu sách.

Hướng dẫn cầm và xếp bài trong Tổ Tôm

Để chơi được Tổ Tôm, bạn cần học được cách xếp bài hợp lệ của nó.

  • Đối với bài xếp trên tay, thường người ta sẽ cầm và xòe ra thành hình nan quạt để tiện quan sát. Trong đó ưu tiên xếp quân hàng yêu vào giữa, 2 quân tương tự sẽ xếp chồng lên nhau và cao hơn cho dễ nhìn. Hoặc người chơi có thể xếp bài theo sự liên quan giữa các quân bài:
  • Phu bí: 3 quân trở lên có cùng số nhưng không cùng hoa

 Ví dụ: tam vạn + tam sách + tam văn

  • Phu dọc: ít nhất 3 quân bài cùng hoa và có số thứ tự liên tiếp nhau.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp ngoại lệ như:

  • Tổ hợp bao gồm 3 quân Tam vạn, Tam sách, Thất văn
  • Trừ hàng yếu, các quân bài khác được xem là rác, kể cả đôi.
  • Cách xếp bài dưới chiếu: vì những quân bài dưới chiếu tất cả mọi người đều nhìn thấy, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ván bài nên cần tuân thủ những quy định sau:
  • Phu bí phải được đặt trên cùng
  • Phu dọc thì đặt theo hàng dọc và xếp bên dưới
  • Phải trình làng khi có thiên khai
  • Quân khàn phải đặt úp dưới chiếu, khi ù thì lật lên để kiểm.

Một số luật và quy ước chơi trong Tổ Tôm

Tổ Tôm là gì? Khó như thế nào mà người xưa lại nhìn vào lối chơi để đánh giá một người quân tử.

Hãy cùng mình tìm hiểu luật chơi Tổ Tôm để có câu trả lời nhé. Sau đây là một số luật giúp bạn nắm bắt được cách chơi Tổ Tôm chính xác:

Luật ù trong Tổ Tôm

  1. Ù thập điềm: bài ù toàn bộ là quân đỏ
  2. Ù bạch định:  bài ù toàn bộ là quân trắng
  3. Ù kính cụ: bài ù gồm một ông lão đỏ, số còn lại là quân trắng
  4. Ù kính tứ cố: bài ù gồm 4 ông lão đỏ, số còn lại là quân trắng
  5. Ù thông: ù 2 ván kế nhau trở lên
  6. Chi nẩy:quân được bốc ở nọc khiến bài ù

Kết quả ù chỉ được công nhận khi

+Toàn bộ các quân bài đã được hạ xuống dưới chiếu

+ Các quân khàn bị úp trước đó phải lật lên để tránh trường hợp “thiếu quân”

+21 quân bài được xếp đầy đủ vào các phu và không được lẻ quân nào. Đặc biệt, bắt buộc trong đó phải có 1 lưng, khi đầy đủ các lưng thì được “ thiên ù”

Quy tắc hô ù trong Tổ Tôm

  • Khi gặp được quân bài giúp bạn ù thì có thể ngay lập tức hô “ù” mà không cần chờ đến lượt mình đi
  • Phải hạ bài xuống chiếu đồng thời lật ngửa toàn bộ các quân khàn đã được úp trước đó
  • Bài ù mà có cước sắc thì phải hô kèm, nếu nhiều cước sắc thì báo theo thứ tự thấp đến cao. Cẩn thận nếu ù sai bạn sẽ phải đền làng đấy.

Khi chơi Tổ Tôm bạn cũng nên lưu ý với một số trường hợp ưu tiên sau đây:

  • Phỗng: là trường hợp mà bạn có 2 quân bài trên tay giống với quân bài dưới chiếu. Khi đó, bạn cần hô “ Phỗng” và ăn theo. Bạn phải hô “ Phỗng tái kiến, chén trả làng” khi trùng với khàn bất thực và hạ quân bài xuống chiếu.
  • Dậy khàn: là trường hợp người chơi gặp quân thứ 4 giống với 3 quân đang úp khàn. Khi đó, người chơi cần lật ngửa bài dưới chiếu để tránh rơi vào lỗi khê khàn.
  • Ù: Khi quân bài người đánh trước hoặc quân được lấy từ nọc giúp bạn ù thì phải ngay lập tức hô “ Ù” và hạ bài xuống chiếu.

Khi chơi chẳng ai muốn mình mắc lỗi và bị phạt đúng không nào. Hãy cùng mình tìm hiểu lỗi trong Tổ Tôm là gì và hình thức phạt như thế nào để tránh phạm phải:

  • Chèo đò

Đây là một lỗi nặng trong Tổ Tôm mà người chơi phải bị hủy tất cả điểm ở những ván trước đó và ván bị ù chèo đò. Không chỉ vậy, ván ù hợp lệ kế tiếp của người chơi này cũng không được tính điểm, đó là trả nợ làng hay còn gọi là trả đò.

Các lỗi sẽ được tính là chèo đò như sau:

    • Ù sai: bài thừa hoặc thiếu quân
    • Lỗi không thành phu hoặc thiếu lưng
    • Lỗi ù nhỏ nhưng hô ù cao hơn
  • Đeo kính

So với chèo đò, đeo kính chỉ là lỗi nhỏ, bị phạt hủy bỏ kết quả điểm ván bị lỗi và không được tính ù thông ở ván kế tiếp. Các trường hợp vi phạm lỗi đeo kính: lỗi khê khàn, lỗi kẹp cổ và bỏ ù

Cách tính điểm trong quá trình chơi Tổ Tôm

Trong Tổ Tôm, chỉ có duy nhất một người chiến thắng đó là người có bài Ù và mỗi vùng mỗi miền sẽ có cách tính điểm khác nhau. Cách tính điểm thường thấy trong bài Tổ Tôm như sau:

  • Ù suông ( ù thường) không có cước sắc tính 1 điểm
  • Ù thông với ván trước tính 1 điểm
  • Có Tôm tính 1 điểm
  • Xuyên 5 gian tính 1 điểm
  • Bạch Thủ tính 1 điểm
  • Có lèo tính 2 điểm
  • Thập điều tính 3 điểm
  • Kính cụ được tính 4 điểm
  • Kính tứ cố tính 10 điểm

Theo quy tắc, hội ù suông 4 dịch 2 có tổng 50 điểm, hội ù suông 2 dịch 1 tổng cộng 25 điểm. Khi tổng điểm trong hội đạt trên 24 hoặc 48 thì kết thúc. Kiểm tra kết quả do thư ký ghi chép, số điểm cao nhất thuộc về người nào thì người đó sẽ chiến thắng.

Hướng dẫn chơi Tổ Tôm cho người mới bắt đầu

Một hội Tổ Tôm có đến 4-5 người chơi. Tùy vào số lượng mỗi bàn chơi mà sẽ có cách chơi khác nhau.

cách chơi bài tổ tôm
Để chơi tổ tôm hay cần thời gian học và rèn luyện để biết hết các quân bài và chiến thuật đánh bài.

Cách chơi Tổ Tôm 4 người

Đối với bàn 4 người chơi ( Bí Tứ) mỗi người sẽ được người cầm cái chia một phần bài gồm 20 lá, các quân thừa ra sẽ được đặt ở giữa để làm nọc

So với Tổ Tôm bàn 5 người, trong Bí tứ, người chơi sẽ dễ ù hơn khi chỉ cần bài có 2 lưng. Tuy nhiên, thay vì ù thông và ù thập hồng như bàn 5 người, ván chơi sẽ có ù thập nhị hồng và ù kính nhị.

Cách chơi đối với bàn 5 người

Trong bàn Tổ Tôm 5 người, nhà cái sẽ chia bài làm sáu phần, mỗi phần cho một người và số còn lại được dùng làm nọc.

Trong bàn chơi này, người cầm cái sẽ là người ưu tiên bốc thêm 1 quân từ nọc được đánh đầu tiên. Ván chơi chỉ kết thúc khi có người ù hoặc chỉ còn 5 lá trong nọc mà vẫn chưa có ai báo ù.

Kinh nghiệm chơi Tổ Tôm

  • Luyện tập thường xuyên: Vì đây là một game bài đổi thưởng có luật chơi khá khó, nên để chơi tốt trò này bạn cần đầu tư thời gian để luyện tập. Tìm hiểu và học tập thêm những kiến thức mà những người chơi giỏi truyền lại.
  • Hạn chế bài rác tối thiểu bằng cách đưa các quân vào nhiều phu.
  • Đoán bài đối phương: Để đưa ra chiến thuật hợp lý nhất thì bạn nên quan sát để nắm bắt cách ra bài, lối chơi của đối thủ và đoán lá bài trên tay họ là gì. Đây cũng là cách chơi của những người có kinh nghiệm đánh Tôm.
  • Nếu có 3 quân tương tự nhau thì hãy khoan đừng đánh vội, bởi bạn có thể ăn quân khác và ù nhanh hơn.
  • Để ý các lá bài đặc biệt: Những lá này sẽ giúp bạn nhận thưởng cao hơn đấy.

Xem thêm: Tốp 10 Game Bài Đổi Thưởng Nhiều Người Chơi Nhất

Tổ Tôm là gì? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề đó và bỏ túi thêm một trò hay để giải trí cùng bạn bè. Nếu chỉ đọc mà chưa hiểu thì bạn hãy thực hành ngay nhé, việc cầm trên tay một bộ Tổ Tôm để áp dụng thực tiễn sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu hơn đấy.

Đánh giá post
Hoàng Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *